您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Inhulets Petrove vs Obolon Kyiv, 19h30 ngày 4/4: Cửa trên thất thế
NEWS2025-04-05 11:00:59【Thời sự】2人已围观
简介 Hư Vân - 04/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g gia vàng pnjgia vàng pnj、、
很赞哦!(4)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Neom SC vs Al Tai, 22h00 ngày 3/4: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Học từ vựng tiếng Anh khi đi ăn bánh
- Nga lên tiếng về căn cứ quân sự ở Syria giữa lúc căng thẳng
- Nhật Bản đối phó nạn quấy rối tình dục nơi công cộng
- Nhận định, soi kèo Dunbeholden vs Chapelton, 03h30 ngày 4/4: Khách đáng tin
- Ukraine tung UAV truy đuổi, bắn cháy vũ khí Triều Tiên nghi cấp cho Nga
- Bắt tạm giam các đối tượng trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ của Phan Sào Nam
- Vụ "thâu tóm" Sông Đà 1.01 của Khánh Phương và vợ Vũ Thị Thúy
- Soi kèo phạt góc Brighton vs Aston Villa, 01h45 ngày 3/4
- Sông ở Nga vỡ đập liên tiếp, 6.600 ngôi nhà ngập lụt
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Universidad de Chile vs Botafogo, 07h30 ngày 3/4: Nối dài mạch thắng
Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phường
Hoài Thu
(Dân trí) - Khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, Hải Phòng sẽ không tổ chức HĐND tại các quận và các phường của thành phố. Mô hình chính quyền địa phương tại các đơn vị này chỉ còn UBND.
454/459 đại biểu Quốc hội bấm nút tán thành thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng, sáng 30/11.
Với nghị quyết này, chính quyền địa phương của TP Hải Phòng, thành phố Thủy Nguyên, các huyện, xã, thị trấn tại thành phố vẫn tổ chức cả HĐND và UBND.
Một góc thành phố Hải Phòng (Ảnh: Haiphong.gov.vn).
Thường trực HĐND thành phố gồm chủ tịch, không quá 2 phó chủ tịch và các ủy viên là trưởng ban của HĐND thành phố. Chủ tịch HĐND thành phố có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, phó chủ tịch HĐND thành phố là đại biểu hoạt động chuyên trách.
Khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, Hải Phòng sẽ không tổ chức HĐND tại các quận và các phường của thành phố. Mô hình chính quyền địa phương tại các đơn vị này chỉ gồm các UBND.
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng (Ảnh: Phạm Thắng).
Cơ cấu tổ chức của UBND quận gồm: chủ tịch UBND quận; phó chủ tịch UBND quận; trưởng công an quận; chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự quận; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; các cơ quan hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND quận.
Theo nghị quyết của Quốc hội, UBND quận loại I có không quá 3 phó chủ tịch; quận loại II và loại III có không quá 2 phó chủ tịch.
UBND quận làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch UBND quận bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác đối với chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường trực thuộc và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết của Quốc hội cũng quy định rõ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường; quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Theo đó, UBND phường loại I và loại II có không quá 2 phó chủ tịch; phường loại III có 1 phó chủ tịch.
Các đại biểu dự phiên họp quốc hội sáng 30/11 (Ảnh: Phạm Thắng).
Chủ tịch UBND phường là người đứng đầu, trực tiếp quản lý, sử dụng công chức theo quy định của Chính phủ và phân cấp, ủy quyền của UBND cấp trên.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng theo mô hình quy định tại Nghị quyết này được thực hiện từ ngày 1/7/2026.
HĐND, UBND quận, phường nhiệm kỳ 2021-2026 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30/6/2026.
Kể từ ngày 1/7/2026, UBND quận, UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại nghị quyết này. Trường hợp chưa bổ nhiệm được chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, phường thì chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, phường nhiệm kỳ 2021-2026 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, phường mới được bổ nhiệm.
Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi Quốc hội thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết các đại biểu quốc hội đều tán thành với sự cần thiết ban hành và các nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết.
Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị thống nhất trên phạm vi cả nước.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan tổ chức tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong đó dự kiến sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức chính quyền đô thị như ý kiến góp ý của các đại biểu.
Hiện nay, các cơ quan đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và dự kiến trình Quốc hội xem xét trước năm 2026.
">Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phường
Thổ Nhĩ Kỳ ở đâu khi chính quyền Syria rơi vào tay phe nổi dậy?
Thanh Thành
(Dân trí) - Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có chung đường biên giới dài 911km với Syria, được cho là có ảnh hưởng đáng kể tới nhóm nổi dậy đóng vai trò chính vụ lật đổ chính quyền Tổng thống Assad.
Người dân ăn mừng tại Damascus sau khi Tổng thống Assad bị lật đổ (Ảnh: Reuters).
Mặc dù các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã mạnh mẽ bác bỏ mọi cáo buộc liên quan, nhưng các chuyên gia cho rằng cuộc tấn công lần này của phe nổi dậy tại Syria, dường như phù hợp với các mục tiêu lâu dài của Ankara.
"Cuộc tấn công lần này của phe nổi dậy ở Syria không thể diễn ra nếu không có sự đồng ý của Ankara", một chuyên gia nhận định.
Thành công của cuộc tấn công chớp nhoáng lần này giúp Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua lực lượng đại diện ở Syria là Quân đội Quốc gia Syria, đẩy lùi lực lượng người Kurd ở Syria. Đây vốn là lực lượng liên minh với kẻ thù không đội trời chung của Ankara, đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Nhóm Hayat Tahrir Al Sham (HTS), vốn dẫn đầu phe nổi dậy ở Syria, bị Ankara liệt kê là một tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã hoạt động cùng với nhóm này trong nhiều năm ở miền bắc Syria và được cho là có ảnh hưởng đáng kể đến nhóm này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Điều cuối cùng mà họ muốn là một khu vực tự trị do người Kurd kiểm soát trên biên giới của mình hoặc một cuộc di cư mới của người tị nạn Syria.
Ankara đã tiến hành một số cuộc xâm nhập vào Syria kể từ năm 2016 với mục đích đẩy lùi nhóm Nhà nước Hồi giáo hoặc các chiến binh người Kurd và tạo ra một vùng đệm dọc theo biên giới của mình. Ankara hiện đang kiểm soát một vùng lãnh thổ ở miền bắc Syria.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara đã trì hoãn cuộc tấn công trong nhiều tháng. Các lực lượng nổi dậy cuối cùng đã tiến hành cuộc tấn công sau khi chính phủ Syria tấn công các khu vực do phe đối lập nắm giữ, vi phạm các thỏa thuận giữa Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hạ nhiệt xung đột.
Các quan chức cho hay cuộc tấn công ban đầu được cho là có giới hạn, nhưng đã mở rộng sau khi các lực lượng chính phủ Syria bắt đầu rút lui khỏi các vị trí của họ.
Phát biểu tại Qatar hôm 8/12, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này "rất coi trọng sự thống nhất quốc gia, sự ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria cũng như phúc lợi của người dân nơi đây". "Nhờ đó, hàng triệu người Syria buộc phải rời bỏ nhà cửa có thể trở về quê hương của họ", Ngoại trưởng Fidan nói.
Rủi ro ngay trước mắt
Xe tăng của quân đội Syria bị bỏ trên đường phố Damascus sau khi quân nổi dậy Syria tuyên bố lật đổ chính phủ Tổng thống Assad vào ngày 8/12 (Ảnh: Reuters).
Sự sụp đổ của chính phủ Syria có thể gây ra một số rủi ro cho Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả việc tạo ra làn sóng người tị nạn mới đến biên giới nếu hỗn loạn xảy ra.
Chuyên gia Sinan Ulgen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Đối ngoại có trụ sở tại Istanbul, cho biết điều ưu tiên và quan trọng nhất là "Thổ Nhĩ Kỳ muốn một Syria ổn định".
"Rủi ro đầu tiên mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn tránh bằng mọi giá là Syria bất ổn, với các cấu trúc quyền lực khác nhau đang tranh giành quyền lực", ông nói, đồng thời nhấn mạnh đến Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd Syria (YPG) có liên hệ với PKK ở đông bắc Syria.
Một giai đoạn chuyển tiếp ổn định sẽ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ chuyển viện trợ kinh tế cho Syria để tạo điều kiện cho người tị nạn trở về, chuyên gia Ulgen nói thêm.
Một số nhà phân tích cho rằng, cuộc tấn công của phe nổi dậy lần này có thể làm bùng lên căng thẳng với những nước ủng hộ chính phủ Syria là Iran và Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, đã tìm cách cân bằng mối quan hệ chặt chẽ với cả Ukraine và Nga trước khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ. Vì vậy, chuyên gia Ulgen lưu ý rằng Nga không cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ kích động phe nổi dậy tấn công. Ông cho biết điều này một phần là do không muốn Thổ Nhĩ Kỳ "chuyển sang quan điểm chống Nga nhiều hơn" trong lập trường của mình về cuộc chiến ở Ukraine.
Người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ vui mừng
Những diễn biến này đã làm dấy lên hy vọng rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể đạt được các mục tiêu chiến lược của mình ở Syria, bao gồm bảo vệ biên giới phía nam và tạo điều kiện cho người tị nạn Syria trở về an toàn.
Từ năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách bình thường hóa quan hệ với Syria. Tuy nhiên, Tổng thống Assad nhấn mạnh rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải rút khỏi miền bắc Syria, trong khi Ankara vẫn khẳng định không thể rút quân chừng nào các mối đe dọa từ lực lượng dân quân người Kurd vẫn còn.
Hiện chưa thể khẳng định liệu việc thay đổi chế độ ở Syria có cho phép Thổ Nhĩ Kỳ đẩy đuổi YPG ra khỏi biên giới của mình hay không.
Chuyên gia Ozgur Unluhisarcikli, Giám đốc Quỹ Marshall của Đức tại Ankara, lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn có tiếng nói quan trọng trong diện mạo mới của Syria. "Sẽ có các cuộc đàm phán quyết định tương lai của Syria", ông nói. "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có ảnh hưởng nhưng Mỹ cũng vậy và các nước Trung Đông được cho là sẽ tài trợ cho việc tái thiết Syria cũng vậy".
Bà Gonul Tol, Giám đốc Chương trình Thổ Nhĩ Kỳ của Viện Trung Đông có trụ sở tại Mỹ, còn lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể không kiểm soát được HTS khi theo đuổi lợi ích riêng của mình. "HTS là một quân bài hoang dã. Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thực sự muốn một tổ chức nổi dậy này điều hành một quốc gia láng giềng không?", bà nêu nghi vấn.
Hiện người tị nạn Syria trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ vui mừng khi chính phủ Tổng thống chính quyền Assad bị lật đổ, nhiều người trong số họ nắm bắt cơ hội được trở về quê hương.
Đám đông lớn vẫy cờ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tụ tập tại quảng trường chính của Kilis, một thành phố biên giới ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Tại tỉnh Hatay, cũng nằm trên biên giới Syria, nhiều người cho biết đã đến lúc trở về nhà sau nhiều năm sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có khoảng 3 triệu người Syria đến tị nạn.
"Chúng tôi đã được tự do, mọi người cần phải được trở về quê hương của mình", người tị nạn Mahmud Esma nói với hãng thông tấn DHAtại cửa khẩu biên giới Cilvegozu.
Theo Yahoo News">Thổ Nhĩ Kỳ ở đâu khi chính quyền Syria rơi vào tay phe nổi dậy?
Quan chức Nga mất chức vì 2 con bị nghi liên quan vụ khủng bố
Đức Hoàng
(Dân trí) - Một quan chức địa phương ở Dagestan, Nga bị cách chức sau khi 2 con bị nghi liên quan tới vụ xả súng khủng bố làm 20 người thiệt mạng.
Giáo đường Do Thái Derbent bị phá hủy sau cuộc tấn công của các tay súng (Ảnh: Reuters).
Politicođưa tin, một quan chức địa phương ở vùng Dagestan của Nga đã bị sa thải hôm 24/6 sau khi 2 con trai của ông bị nghi nằm trong số các tay súng tấn công các nhà thờ, giáo đường, đồn cảnh sát hôm 23/6.
Thống đốc Dagestan Sergei Melikov cho biết, người đứng đầu quận Sergokala, Magomed Omarov, đã bị cách chức.
Việc sa thải diễn ra khi số người chết vì các vụ tấn công tăng lên ít nhất 20 người. Ông Melikov gọi vụ việc là "các hành động khủng bố" và là "thảm kịch cho Dagestan và cả đất nước".
Theo Politico,cảnh sát đã tới nhà của ông Omarov vào tối 22/6 và tạm giữ ông để khai thác thông tin. Sau vụ việc, ông cũng bị cắt chức vụ trong đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền, hồ sơ của ông cũng bị xóa khỏi cổng thông tin của đảng.
Vụ tấn công ngày 24/6 là một chuỗi vụ xả súng nhằm vào 2 giáo đường Do Thái và 2 nhà thờ Chính thống cũng như một cơ sở cảnh sát ở Makhachkala và Derbent.
Trong số các nạn nhân có một linh mục Chính thống Nga 66 tuổi, nhiều sĩ quan cảnh sát. Chính quyền địa phương cho biết, ít nhất 46 người đã được đưa đến bệnh viện vì bị thương.
Dagestan tổ chức 3 ngày tưởng niệm các nạn nhân, trong khi các sự kiện lớn và các chương trình truyền hình bị hủy bỏ trên khắp khu vực Bắc Caucasus.
Vụ tấn công xảy ra 3 tháng sau khi 145 người thiệt mạng trong một cuộc tấn công nhằm vào phòng hòa nhạc gần Moscow, vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất ở Nga trong nhiều năm. IS nhận trách nhiệm về vụ việc nhưng Nga cáo buộc Ukraine có liên quan, điều mà Kiev đã bác bỏ.
Chưa có bên nào đứng ra nhận trách nhiệm trong vụ tấn công ngày 23/6 và cũng chưa rõ động cơ của các nghi phạm. Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga cho biết, nhiều tay súng đã bị lực lượng an ninh ở Dagestan "vô hiệu hóa".
Vào những năm 2000, tình hình an ninh ở khu vực Dagestan có bất ổn do các phần tử Hồi giáo từ khu vực Chechnya lân cận tấn công sang. Lực lượng an ninh Nga đã tích cực chống lại các phần tử cực đoan trong khu vực.
Trong những năm gần đây, các cuộc tấn công ở Dagestan trở nên hiếm hơn. Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết vào năm 2017 rằng họ đã đánh bại lực lượng nổi dậy trong khu vực.
Theo Politico">Quan chức Nga mất chức vì 2 con bị nghi liên quan vụ khủng bố
Nhận định, soi kèo Vancouver Whitecaps vs Pumas UNAM, 08h30 ngày 3/4: Ưu thế chủ nhà
Hoa hậu H'Hen Niê. Theo H’Hen Niê, 7 năm từ khi đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, cô luôn nỗ lực với các hoạt động cộng đồng, đặc biệt là trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường.
“Nhiều người thường hỏi tại sao lại đi trồng rừng mà không phải công việc khác? Tôi nghĩ đầu tiên phải xuất phát từ cá nhân. Tôi cũng là người có những tâm tư với thiên nhiên.
Tôi chưa từng làm mẹ nhưng khi trồng cây, tôi cảm nhận rằng mình đang gieo sự sống, gieo những điều kỳ diệu cho tương lai", cô kể.
Ban đầu, H'Hen Niê suy nghĩ đơn giản cứ đi trồng cây là bảo vệ môi trường. Về sau, cô có được sự kết nối với "mẹ thiên nhiên" và cảm thấy hứng thú với công việc này.
Nàng hậu từng vào rừng nguyên sinh, được tận mắt ngắm cây pơ mu hơn 1500 tuổi. Trong khoảnh khắc đó, cô đã rơi nước mắt vì chứng kiến sự hùng vĩ của thiên nhiên.
Theo kế hoạch từ đây đến cuối năm 2024, H'Hen Niê tiếp tục thực hiện những sứ mệnh cộng đồng. Trong đó, nàng hậu sẽ xây dựng 7 thư viện, nâng tổng số thư viện mà H'Hen Niê hỗ trợ lên con số 14.
H'Hen Niê góp mặt trong MV kêu gọi bảo vệ môi trường của nhạc sĩ Ssay Huỳnh. Dịp này, MV chủ đề dự án SHE - Save Her Earthcũng được ra mắt khán giả. Sản phẩm âm nhạc do Ssay Huỳnh sáng tác và thể hiện, kết hợp màn diễn xuất của các diễn viên. Hoa hậu H'Hen Niê xuất hiện với hình tượng mẹ thiên nhiên, được hóa trang cầu kỳ để thực hiện các cảnh bay.
Ban đầu, H'Hen Niê tham gia thu âm khoe giọng trong 1 đoạn bài hát. Tuy nhiên, sau khi thu xong, cô cảm thấy thành quả không ưng ý nên xin rút.
"Tôi từng tham gia show Chị đẹp, từng ca hát nhưng phải là hát ca khúc có ca từ rõ ràng. Với sản phẩm này, tôi thấy bản thân không thể hiện được cảm xúc, thông điệp bài hát nên xin không đưa vào", H'Hen Niê chia sẻ.
Ngoài ý nghĩa vì cộng đồng, H’Hen xem việc tham gia dự án cũng là cách để quay về với tuổi thơ. Nàng hậu nhớ ngày nhỏ, gia đình mình nghèo, lại đông anh em. Cha mẹ bận rộn mưu sinh làm rẫy nên cô không thể chia sẻ, tâm sự điều gì với họ. Do đó, H’Hen chọn nói chuyện với cây cối, trút bỏ những nỗi buồn với thiên nhiên.
“Khi quay MV, tôi cảm giác như được trở về vòng tay ấm áp của mẹ thiên nhiên, của cây me đã gắn bó suốt thời nhỏ của mình. Đó là những ký ức thân quen, giúp tôi trưởng thành và lớn lên từng ngày”, cô nói.
Nhạc sĩ Ssay Huỳnh - chủ nhân dự án SHE - Save Her Earthnói xuất phát từ những chiêm nghiệm của chính mình về vấn đề môi trường, từ đó kêu gọi mọi người chung tay hành động bằng thông điệp: “Xin đừng thờ ơ".
Cảm hứng của dự án đến với Ssay Huỳnh một cách tình cờ, trong giai đoạn anh phải đối mặt với nhiều áp lực, stress trong cuộc sống. Khi đó, nam nhạc sĩ chọn cùng những người bạn vào rừng khám phá.
Từ những trải nghiệm có được trong chuyến hành trình, Ssay Huỳnh quyết định thực hiện một ca khúc mang thông điệp bảo vệ môi trường với hy vọng mọi người có cái nhìn chân thật về tình trạng biến đổi khí hậu, khuyến khích hành động vì môi trường.
Trích MV "SHE - Save Her Earth"
Ảnh: NVCC, tư liệu
Hoa hậu H'hen Niê mong muốn những đứa trẻ lấm lem có được sự may mắn như mìnhHoa hậu H'Hen Niê không có nhan sắc khiến người ta phải nghiêng ngả mê đắm, nhưng vẻ đẹp ân cần, trung thực cộng với những việc làm cộng đồng khiến khán giả trân trọng.">H'Hen Niê rơi nước mắt khi ngắm cây pơ mu hơn 1500 tuổi
Tiết lộ hiếm hoi của Ukraine về thương vong trong cuộc chiến với Nga
Thành Đạt
(Dân trí) - Tổng thống Volodymyr Zelensky đã tiết lộ con số thương vong trong một tuyên bố hiếm hoi về tổn thất của lực lượng Ukraine.
Lính Ukraine ở tiền tuyến Donbass (Ảnh: Getty).
"Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện, Ukraine đã mất 43.000 binh lính tử trận. Đã có 370.000 người bị thương, có tính đến thực tế là trong quân đội của chúng tôi, khoảng 50% số người bị thương đã quay trở lại chiến đấu và tất cả người bị thương, bao gồm cả người bị thương nhẹ và tái phát, đều được ghi nhận", Tổng thống Zelensky cho biết trong một thông báo hiếm hoi về tổn thất của lực lượng Ukraine hôm 8/12.
Ông Zelensky cũng lưu ý rằng khoảng một nửa số binh lính bị thương trong khi chiến đấu sau đó đã trở lại chiến trường. "Đây là minh chứng cho khả năng phục hồi của lực lượng vũ trang của chúng tôi và hiệu quả của đội ngũ y tế của chúng tôi", ông Zelensky nhấn mạnh.
Tổng thống Zelensky cho biết tổn thất của Nga đã lên tới hơn 750.000 quân nhân, với 198.000 người thiệt mạng và hơn 550.000 người bị thương.
Tổng thống Zelensky nói thêm rằng, kể từ tháng 9 năm nay, lực lượng Nga đã mất quân nhân trên chiến trường với tỷ lệ ít nhất là 5:1 so với lực lượng phòng vệ Ukraine.
Nga hiện chưa lên tiếng về thông tin trên. Vào tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tổn thất về nhân lực của Moscow trong cuộc xung đột chỉ bằng một phần nhỏ so với phía Ukraine.
Trước đó, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết tổn thất của quân đội Ukraine đã lên tới "400.000 binh lính và nhiều dân thường hơn nữa".
Trong những tháng gần đây, Tổng thống Zelensky và các quan chức Ukraine khác đã bác bỏ nhiều tuyên bố liên quan đến tổn thất quân sự của Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 1/12 với hãng tin Kyodo News, ông Zelensky đã bác bỏ thông tin trên phương tiện truyền thông phương Tây rằng có tới 80.000 binh lính Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc chiến đang diễn ra với Nga.
Báo Economist (Anh) đưa tin ngày càng nhiều binh lính Ukraine rời bỏ vị trí chiến đấu của họ mà không được phép, với một số ước tính cho thấy số lượng quân đào ngũ lên tới gần 20%.
Theo nguồn tin của tạp chí Economist, Ukraine đang gặp khó khăn để bù đắp những tổn thất trên chiến trường. Kế hoạch gọi nhập ngũ bắt buộc dường như mới đạt được 2/3 mục tiêu đề ra.
Đầu năm nay, Kiev đã thông qua một cuộc cải cách toàn diện về nghĩa vụ quân sự, với hy vọng sẽ thúc đẩy tỷ lệ nhập ngũ bắt buộc.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho rằng Ukraine nên cân nhắc hạ độ tuổi tuyển quân từ 25 xuống 18, nhấn mạnh Kiev phải tăng cường lực lượng chiến đấu trong cuộc xung đột đã kéo dài hơn 1.000 ngày với Nga.
Ukraine thực thi và gia hạn lệnh tổng động viên nhiều lần kể từ tháng 2/2022, khi Nga bắt đầu mở chiến dịch quân sự đặc biệt. Vào tháng 5, Ukraine đã thông qua luật hạ tuổi huy động từ 27 xuống 25, mở đường để gọi nhập ngũ thêm hàng trăm nghìn người vào quân đội để đối phó Nga.
Nếu Ukraine tiếp tục hạ tuổi tuyển quân, động thái này có thể gây ra căng thẳng về mặt chính trị trong nội bộ nước này.
Trong một cuộc khảo sát gần đây, phần lớn người Ukraine được hỏi đã ủng hộ phương án đàm phán với Nga ngay lập tức để hướng tới mục tiêu khép lại chiến sự, đánh dấu lần đầu tiên con số này vượt trên 50% trong 3 năm qua. Đây là dấu hiệu cho thấy người dân Ukraine dường như đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến hao người tốn của kéo dài.
Theo Pravda">Tiết lộ hiếm hoi của Ukraine về thương vong trong cuộc chiến với Nga
Việt Nam và quốc gia thu nhập cao nhất thế giới sẽ đàm phán miễn thị thực
Hoài Thu
(Dân trí) - Xem xét đàm phán hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong hội đàm giữa Thủ tướng Việt Nam và Qatar.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani ngay sau Lễ đón chính thức tại Hoàng cung, sáng 31/10 (giờ địa phương).
Theo Thủ tướng Qatar, chuyến thăm của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam là dấu mốc quan trọng, tạo xung lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Nhất trí sớm nâng quan hệ Việt Nam - Qatar
Đánh giá cao tầm nhìn, tư duy, cách thức quản trị và phát triển đất nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Qatar trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani (Ảnh: Đoàn Bắc).
Khẳng định coi trọng vai trò, vị trí của mỗi nước tại khu vực, song hai Thủ tướng cho rằng quan hệ kinh tế, thương mại còn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp cũng như tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của mỗi nước.
Cùng thống nhất quan hệ Việt Nam - Qatar đã bước vào một giai đoạn mới sâu sắc và toàn diện hơn, để đáp ứng nhu cầu và khai thác tiềm năng hợp tác giữa hai nước, hai Thủ tướng đã trao đổi và nhất trí sớm nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Hai bên cũng nhất trí xác định hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là một trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.
Người đứng đầu Chính phủ hai nước cũng thống nhất sẽ phối hợp, đa dạng hóa và tạo điều kiện cho các mặt hàng trao đổi thương mại thế mạnh của nhau như nông sản, thủy sản, giày dép, dệt may... của Việt Nam và năng lượng, hóa chất của Qatar.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Qatar hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành Halal, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất chế biến, qua đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Qatar và đóng góp vào gia tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước.
Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh: Đoàn Bắc).
Ông cũng đề nghị Qatar nghiên cứu thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam với Qatar cũng như giữa Việt Nam và Hội đồng hợp tác các nước vùng Vịnh (GCC) trong thời gian tới.
Việt Nam và Qatar còn rất nhiều tiềm năng hợp tác về đầu tư là nhận định chung được hai Thủ tướng đưa ra. Hai nhà lãnh đạo nhất trí phối hợp chặt chẽ, tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.
Việt Nam luôn coi trọng "thời gian" và "trí tuệ"
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng "thời gian" và "trí tuệ". Ông mong muốn các Quỹ đầu tư Qatar tăng cường hơn nữa đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực hạ tầng chiến lược, năng lượng, cảng biển, sản xuất và chế biến nông, thủy sản...
"Việt Nam cam kết luôn hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để các Quỹ đầu tư, doanh nghiệp Qatar đầu tư kinh doanh thuận lợi, hiệu quả và bền vững tại Việt Nam", Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo hai Thủ tướng, lĩnh vực an ninh - quốc phòng, trong đó có an ninh mạng, cần trở thành trụ cột trong các lĩnh vực hợp tác trọng tâm, nhằm góp phần giữ vững độc lập chủ quyền của mỗi nước và bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới.
Hai Thủ tướng nhấn mạnh công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu... đều là những lĩnh vực quan trọng mà hai nước cần mở rộng hợp tác (Ảnh: Đoàn Bắc).
Hai Thủ tướng cũng nhấn mạnh công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu... đều là những lĩnh vực quan trọng mà hai nước cần mở rộng hợp tác trong tương lai.
Nhất trí tăng cường hợp tác giao lưu văn hóa, du lịch, giáo dục, Thủ tướng Qatar nhất trí với đề xuất của Thủ tướng về việc sẽ tăng thêm các học bổng cho nhiều sinh viên Việt Nam hơn sang nghiên cứu và học tập tại Qatar, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận nhiều hơn lao động, nhất là lao động trình độ cao Việt Nam sang làm việc tại nước này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hai bên sẽ xem xét đàm phán Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông để tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển giữa người dân hai nước.
Về các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm, hai bên chia sẻ tầm nhìn chung trong giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Thủ tướng Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoàng cung (Ảnh: Đoàn Bắc).
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam ủng hộ các nỗ lực hòa giải của Qatar trong vấn đề Palestine và thúc đẩy giải pháp hai Nhà nước, đồng thời mong muốn cùng phối hợp với Qatar trong các hoạt động trung gian hòa giải, góp phần vào nỗ lực chung để duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và thế giới.
Ngay sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Qatar Sheikh Mohamed bin Abdurahman Al Thani cùng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước.
Hoài Thu (Từ Doha, Qatar)
">Việt Nam và quốc gia thu nhập cao nhất thế giới sẽ đàm phán miễn thị thực